Cách phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết giao mùa ba mẹ cần lưu ý

Thời tiết giao mùa, con dễ ốm vặt triền miên, ba mẹ vô cùng lo lắng. Vì thế, nhiều bố mẹ trăn trở tìm mọi cách để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ thời điểm giao mùa.

1. Tại sao trẻ hay ốm lúc giao mùa?

Trên thực tế có 2 nguyên nhân khiến trẻ luôn ốm vặt lúc giao mùa. Một là do trẻ chào đời chưa có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hệ miễn dịch của trẻ hình thành từ khi còn trong bụng mẹ. Con nhận kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang cho đến khi được sinh ra. Mẹ vẫn tiếp tục giúp con tăng cường khả năng chống lại bệnh tật bằng nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Thời điểm trẻ được 6 tháng tuổi thì sự “trợ giúp” từ mẹ bắt đầu không đạt mức tối ưu nữa vì lượng kháng thể truyền qua sữa mẹ suy giảm. Trẻ sẽ dễ nhiễm bệnh hơn. 

Nguyên nhân thứ 2 là do thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, có thể nóng ẩm hay khô hanh bất chợt. Nhiệt độ, độ ẩm thay đổi là điều kiện thuận lợi cho các loại virus hình thành và phát triển, phổ biến nhất phải kể đến Human Rhinovirus (HRV). Loại này gây ra tới 40% các ca cảm lạnh. Khi tiếp xúc với thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể trẻ không kịp thích nghi, sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Ngoài ra, khi bị bệnh liên tục trẻ dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: chán ăn, sụt cân, đề kháng kém, từ đó, lại tiếp tục mắc bệnh. Nhóm bệnh trẻ dễ gặp trong thời điểm giao mùa thường là các bệnh lý về hô hấp, bệnh lý tiêu hóa và bệnh lý dị ứng. 

2. Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ thời điểm giao mùa

Ở trẻ khoảng 5 năm đầu tiên (đặc biệt là 2 năm tính từ sau khi trẻ chào đời) là khoảng thời gian vàng để tăng cường hệ miễn dịch. Trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh ắt hẳn sẽ có sức đề kháng chống chọi với các bệnh thường gặp khi giao mùa. Vậy tăng cường bằng cách nào?

2.1 Cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ

Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể, hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ phòng tránh các bệnh như nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy…Như vậy, trong giai đoạn đầu, khi hệ miễn dịch của bản thân còn non nớt, trẻ rất cần đến lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ. Tổ chức Y tế thế giới từng khuyến nghị nên để trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục duy trì kèm theo chế độ ăn dặm cho đến khi trẻ được 2 tuổi.

2.2 Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Có thể thấy 70% hệ miễn dịch nằm ở hệ tiêu hóa. Do đó, để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì cần thiết phải chăm sóc tốt cho hệ tiêu hóa. Có nhiều cách bảo vệ hệ tiêu hóa cho trẻ như: Không cho trẻ ăn dặm quá sớm, bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường tiêu hóa. Thường xuyên cho trẻ ăn sữa chua lên men tự nhiên để hỗ trợ xây dựng hệ vi khuẩn có lợi trong ruột. Bên cạnh đó, cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm nguyên chất hoặc nghiền nhuyễn gồm các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc. Các loại trái cây như chuối, táo, thanh long, đu đủ, măng tây giàu prebiotic, giúp ích cho đường ruột của bé. Khi có được sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ khỏe mạnh, có thể chống lại những bệnh thường gặp. 

Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ

2.3 Hạn chế cho trẻ uống kháng sinh

Dùng nhiều kháng sinh khiến cho hệ tiêu hóa kém đi vì làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Khi hệ tiêu hóa tổn thương thì thể trạng của trẻ khó mà cải thiện. Nếu bắt buộc phải uống kháng sinh, phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cần cho trẻ ăn thêm sữa chua, bổ sung men tiêu hóa, các vi chất dinh dưỡng quan trọng, các vitamin, axit amin thiết yếu để trẻ mau chóng bình phục sau ốm và xây dựng lại hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng.

2.4 Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Trẻ ngủ ngon và đủ giấc đảm bảo sự phát triển về sức khỏe và tâm sinh lý cùng với hệ miễn dịch được tăng cường. Mỗi ngày, trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 tiếng,  trẻ từ 1 - 3 tuổi cần 12 - 13 tiếng, trẻ từ 4 - 6 tuổi cần ngủ khoảng từ 10 - 12 tiếng. Tạo thói quen ngủ đúng giờ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. 

2.5 Tập thể dục hàng ngày 

Tập thể dục hàng ngày giúp sản xuất các tế bào bạch cầu, tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ. Mẹ có thể tạo thói quen tập thể dục hàng ngày cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ nên có những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức. Trẻ sơ sinh nên được mát xa vừa phải.

2.6 Giữ vệ sinh sach sẽ 

Giữ vệ sinh sach sẽ hàng ngày, rửa dọn đồ chơi để trẻ tránh xa các loại vi khuẩn, vi rút. Với những trẻ có thói quen mút tay mẹ cần rửa tay thường xuyên và cho trẻ bỏ dần thói quen xấu này.

2.7 Tiêm chủng định kỳ và chất bổ sung

Mẹ nên theo dõi lịch tiêm định kỳ của trẻ. Tiêm chủng đầy đủ để cơ thể có kháng thể phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các vi chất hỗ trợ tăng cường sức đề kháng ở trẻ như vitamin A, B, C,..

2.8 Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Ăn uống với thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng là chìa khóa vàng cho bé tăng cường hệ miễn dịch. Một chế độ dinh dưỡng tốt giúp nâng đỡ cơ thể trẻ khỏe mạnh, tăng khả năng chống chọi các loại bệnh khi thời tiết chuyển giao. Dưới đây là một số thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ:

Chế độ ăn đa dạng cho trẻ

Thịt cá: Không chỉ cung cấp chất đạm mà còn đảm bảo nguồn dinh dưỡng duy trì các chức năng cho cơ thể, mang đến nguồn khoáng chất quan trọng như kẽm, selen, axit béo Omega-3  tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm nhiễm.

Sữa chua: Rất cần thiết cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ bổ sung men vi sinh làm phát triển hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, tăng cường miễn dịch cho trẻ khỏe mạnh và ăn uống ngon miệng hơn.

Trái cây: Đây là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng dồi dào, đảm bảo hệ miễn dịch làm việc hiệu quả, chống lại bệnh tật khi con ở bất kỳ giai đoạn nào. 

Rau củ: Hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ với các khoáng chất được bổ sung như: sắt, canxi, phốt pho,...Chế biến các món ăn từ rau củ không chỉ thanh lọc cơ thể mà còn tăng cường tính kiềm để ổn định độ PH, duy trì khả năng bình thường của chức năng miễn dịch ở trẻ. 

 

Ngũ cốc: Các loại hạt, đậu và ngũ cốc rất giàu chất xơ, vitamin A, B2, B6, C, kẽm, selen và các axit amin thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả. Ăn ngũ cốc thường xuyên không chỉ hoàn thiện cơ nhai của răng miệng mà còn giúp trẻ nạp đầy đủ dưỡng chất, khỏe mạnh và vui vẻ hơn.

Thời điểm giao mùa có nhiều nguy cơ gây bệnh, khiến cho hệ miễn dịch và kháng thể trẻ suy giảm nhiều. Vì thế, mẹ cần đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt ở trẻ. Điều này giúp hạn chế tối đa các nguy cơ gây bệnh, giảm hiện tượng ốm vặt do giao mùa gây nên đó mẹ nhé!

 

Mẹ muốn tìm hiểu thêm

NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP