Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết chuẩn xác nhất ?

Sốt Siêu vi và Sốt xuất huyết bản chất đều do các loại virus khác nhau gây ra. Sốt siêu vi thường khá lành tính và nếu biết chăm sóc đúng, người bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 7 ngày, còn sốt xuất huyết nguy hơn bởi có thể để lại biến chứng làm ảnh hưởng đến người bệnh. SiroSwiss sẽ giúp mẹ hiểu rõ hai loại sốt này cũng như phân biệt sốt virus và sốt xuất huyết.

 

1. Sốt Virus (Sốt Siêu vi)

1.1 Dấu hiệu nhận biết sốt virus 

Sốt virus là bệnh mà nguyên nhân gây bệnh có thể từ nhiều chủng loại virus khác nhau. Chính vì thế mà triệu chứng có thể nặng nhẹ tùy vào chủng virus. Bệnh nhân thường có những biểu hiện sau: 

  • Sốt cao đột ngột: 39-40 độ, sốt cao kèm mệt mỏi và có thể không hạ nhiệt khi dùng thuốc hạ sốt như Paracetamol. 

  • Viêm đường hô hấp trên: Người bệnh thường có triệu chứng của viêm mũi họng như ho, chảy mũi, đau họng,...

  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đi ngoài phân sống, lỏng,...

  • Trẻ nhỏ quấy khóc không yên

  • Nổi hạch: Có thể nổi hạch ở vùng đầu mặt cổ, có thể đau sờ thấy kích thước lớn hơn bình thường. 

  • Có thể viêm kết mạc mắt : Mắt đỏ, chảy nước mắt trong 

  • Nếu sốt quá cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt có thể gây ra tình trạng co giật. 

  • Bệnh thường tự khỏi sau 7 ngày kể từ khi phát bệnh.
     


Sốt virus thường khỏi sau 7 ngày

 

1.2 Xử trí khi gặp sốt virus 

Các bệnh do virus gây ra thường chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, thông thường điều trị triệu chứng và kết hợp với chế độ ăn uống, bổ sung đề kháng đầy đủ: 

  • Hạ sốt: Có thể sử dụng phương pháp vật lý để hạ sốt như chườm bằng nước ấm vào vùng nhiệt độ cao trên cơ thể như trán, nách, bẹn. Trường hợp sốt quá cao(39 độ trở lên), cần được uống hạ sốt paracetamol cách 4-6 giờ/1 lần nếu chưa hạ sốt. Với trẻ em lớn hơn 38 độ nên dùng thuốc hạ sốt luôn, do khả năng co giật do sốt cao. 

  • Bù nước và điện giải: Thường khi sốt cao hay rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy) cơ thể thường bị mất nước và điện giải, vì vậy cần bù nước và điện giải bằng Oresol để tránh rối loạn cân bằng nước và điện giải. 

  • Chống bội nhiễm: Nhiễm virus lâu ngày có thể bội nhiễm vi khuẩn nếu không giữ gìn vệ sinh và bổ sung đề kháng. Vì vậy nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhỏ mắt mũi bằng dung dịch nước muối. 

  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng: Khi ốm, cần đảm bảo cung cấp cho người bệnh đầy đủ chất dinh dưỡng để người bệnh luôn khỏe. Người bệnh nên được thức ăn dễ tiêu như cháo, canh,....Ngoài ra bổ sung các chất hỗ trợ tăng cường đề kháng như vitamin C, betaglucan,... 

Chú ý: 

  • Do Sốt virus có thể lây lan nên cần chú ý tránh tiếp xúc với mọi người sẽ làm nguy cơ dịch bùng phát. 

  • Khi sốt qua cao, uống hạ sốt không đáp ứng kèm các triệu chứng như mệt, li bì, co giật, nôn nhiều,... thì cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. 

  • Trong trường hợp một số loại virus có vacxin phòng ngừa thì cần tiêm đầy đủ như rubella, viêm não Nhật Bản, covid 19, sởi,... 
     

 

2. Sốt xuất huyết 

2.1 Dấu hiệu sốt xuất huyết 

 

 

Nguyên nhân chính của sốt xuất huyết đến từ virus Dengue, bệnh truyền từ muỗi vằn chứa virus Dengue đốt vào người. Bệnh thường xuất hiện theo 3 giai đoạn sau: 

  • Giai đoạn đầu (Giai đoạn khởi phát): Bệnh nhân sốt cao 39-40 độ, mệt lử, đau đầu, nhức hốc mắt, có viêm đường hô hấp trên. Nhìn qua triệu chứng sẽ giống với sốt virus, nên có thể bạn sẽ nhầm với sốt virus. 

  • Giai đoạn xuất huyết( Giai đoạn toàn phát): Sốt giảm đi, dấu hiệu xuất huyết (do giảm tiểu cầu trong máu)

+ Xuất huyết dưới da: Các đốm xuất huyết li ti màu đỏ bên dưới da kèm theo triệu chứng ngứa da.

+ Chảy máu cam, chảy máu chân răng

+ Xuất huyết tiêu hóa: Có thể đi ngoài phân đen, đi ngoài phân lẫn máu, nôn ra máu

+ Nặng hơn có thể xuất huyết não, xuất huyết ổ bụng nếu không phát hiện kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. 

  • Giai đoạn hồi phục: Bệnh nhân không còn sốt, đỡ mệt mỏi, không xảy ra xuất huyết nữa do tiểu cầu bắt đầu tăng. 

2.2 Xử trí khi sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết cũng là bệnh do virus gây ra chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy ưu tiên điều trị triệu chứng và chế độ ăn, nghỉ ngơi.

  • Người bệnh hạn chế đi lại mà nên nghỉ ngơi tại chỗ

  • Hạ sốt:Có thể sử dụng phương pháp vật lý để hạ sốt như chườm bằng nước ấm vào vùng nhiệt độ cao trên cơ thể như trán, nách, bẹn. Trường hợp sốt quá cao(39 độ trở lên), cần được uống hạ sốt paracetamol cách 4-6 giờ/1 lần nếu chưa hạ sốt. Với trẻ em lớn hơn 38 độ nên dùng thuốc hạ sốt luôn, do khả năng co giật do sốt cao. 

  • Bù nước, điện giải: uống nhiều nước, Oresol để cân bằng nước và điện giải. 

  • Ăn lỏng, dễ tiêu, bổ sung đề kháng bằng các thực phẩm, sản phẩm có chứa vitamin C, betaglucan,...

Nhìn chung cách điều trị giống với Sốt virus. Nên lưu ý tránh để xảy ra xuất hiện xuất huyết quá nặng. Cần phát hiện sớm để tránh để lại biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Khi thấy bệnh nhân không đáp ứng với thuốc hạ sốt, mệt lử dài ngày, kèm theo xuất huyết như đi ngoài phân đen, nôn ra máu, chảy máu cam, chân răng không cầm được,... cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. 

3. Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết chuẩn xác nhất

Đầu tiên cần dựa vào yếu tố dịch tễ. Sốt virus và sốt xuất huyết đều có thể lây lan thành sich nên có thể dựa vào yếu tố dịch tế để định hướng bệnh gì. 
Đối với sốt xuất huyết, triệu chứng xuất hiện với xuất huyết nhẹ, còn sốt virus không có triệu chứng xuất huyết. Phát ban giữa sốt xuất huyết và sốt virus khác nhau. Khi căng da, nốt phát ban sẽ biến mất khi sốt virus, còn sốt xuất huyết thì không.
 


 

Sốt xuất huyết và sốt virus triệu chứng ban đầu khá giống nhau, nhưng giai đoạn sau khác nhau. Biết cách phân biệt sẽ giúp bạn theo dõi kịp thời biến chứng của sốt xuất huyết để tránh nguy hiểm đến tính mạng. 

Bài viết trên hy vọng giúp ích được mọi người trong phòng và điều trị sốt virus, sốt xuất huyết 

 

SiroSwiss luôn đồng hành cùng ba mẹ trong chặng đường nuôi con khôn lớn. 

 
Mẹ muốn tìm hiểu thêm

NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP