Viêm hô hấp trên khi giao mùa, mẹ đã biết chưa !

Theo WHO, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi trung bình có thể mắc 3-4 đợt viêm đường hô hấp trên mỗi năm. Đây là bệnh thường gặp tuy nhiên ba mẹ không nên chủ quan vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy trẻ bị viêm đường hô hấp trên là gì ? Cách xử lý như thế nào? Hãy cùng SiroSwiss tìm hiểu trong bài viết sau nhé!


 

1. Thế nào là trẻ bị viêm đường hô hấp trên ?

Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Đây là những bộ phận dễ chịu ảnh hưởng từ điều kiện môi trường bất lợi như bụi, trời lanh, nóng, không khí ô nhiễm, virus, vi khuẩn,....Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập sẽ xuất hiện các triệu chứng của cảm, nặng hơn sẽ dẫn đến viêm mũi, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang, thanh quản, viêm họng, viêm tai,... Các bệnh này đều gọi chung là viêm đường hô hấp trên.  

Cấu trúc hệ hô hấp 

Có thể nói đây là tình trạng bệnh phổ biến ở trẻ. Nhiều trẻ mắc quanh năm ( tần số lớn hơn 6-7 lần/ 1 năm), nhưng thời điểm giao mùa ( mùa thu, mùa đông) là lúc trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên nhất. 

2. Nguyên nhân trẻ bị viêm đường hô hấp trên 

Như đã nói ở trên, bệnh có thể do các tác nhân trên gây ra. Bệnh thường khởi phát bằng một loại virus sau đó bội nhiễm vi khuẩn gây nhiễm trùng hô hấp trên. 
 

Virus tác nhân chủ yếu gây viêm đường hô hấp trên 

Cách phổ biến của chúng là làm suy giảm hệ thống miễn dịch, phóng ra những độc tố khiến hệ miễn dịch không thể chống cự. Hoặc chúng có thể biến dạng khiến cho hệ miễn dịch không nhận ra được. 

Một số loại vi khuẩn có thể kể đến như: 

  • Rhinovirus (Thời gian ủ bệnh 1 – 5 ngày)

  • Liên cầu nhóm A (Thời gian ủ bệnh 1 – 5 ngày)

  • Virus cúm và parainfluenza (Thời gian ủ bệnh từ 1 – 4 ngày)

  • Virus hợp bào hô hấp (RSV) (Thời gian ủ bệnh từ 7)

  • Virus ho gà (Thời gian ủ bệnh 7 – 21 ngày)

  • Virus bạch cầu (Thời gian ủ bệnh 1 – 10 ngày)

  • Virus Epstein Barr (Thời gian ủ bệnh 4 – 6 tuần)

    3. Triệu chứng khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên khá phổ biến.Những triệu chứng có thể là phản xạ của hệ miễn dịch khi gặp tác nhân gây hại. 
 

Triệu chứng sổ mũi ở trẻ bị viêm đường hô hấp trên 

Bé có thể gặp 1 hoặc kết hợp nhiều các triệu chứng sau: 

  • Thường xuyên hắt xì 

  • Sổ mũi, nghẹt mũi gây khó chịu, khó thở. Dịch nhiều, trong, loãng và không có mũi hôi. Sau vài ngày nếu bội nhiễm vi khuẩn, dịch mũi đặc, trắng xanh. 

  • Đau rát, ngứa họng, khó nuốt nước bọt, sau vài ngày xuất hiện đờm xanh, vàng khiến trẻ khó chịu. 

  • Bé có thể sốt thành cơn, thận chí sốt cao 39-40 độ C

  • Bé có thể ho thành từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm. 

  • Nhức đầu ( thường gặp trong viêm xoang)

  • Trẻ mệt mỏi, đau cơ, nằm li bì không muốn hoạt động và biếng ăn. 

    Xem thêm: Trẻ dễ ốm vặt là do đâu? Ba mẹ cần làm gì?

    4. Ba mẹ làm gì khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên 

Triệu chứng của trẻ bị viêm đường hô hấp trên khá phổ biến và dễ nhầm lẫn nguyên nhân gây bệnh. Do vậy ba mẹ không nên tùy tiện sử dụng thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ dược sĩ. Bệnh phần lớn là do virus nên không phải lúc nào cũng dùng kháng sinh, mà nên nhìn vào triệu chứng để điều trị. Một số cách để phòng và điều trị khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên như: 

  • Vệ sinh: Dùng nước muối sinh lí vệ sinh mũi họng thường xuyên trong ngày. Đảm bảo môi trường sống và cơ thể bé luôn được vệ sinh sạch sẽ. 
     

Vệ sinh mũi sạch sẽ cho trẻ

  • Hạ sốt khi sốt từ 38 độ C, bù nước và điện giải bằng Oresol.  

  • Uống nước đầy đủ: Trẻ nên uống nhiều nước để ngăn mất nước do sốt, sổ mũi, … 

  • Ý thức: Luôn tuân thủ biện pháp 5K( khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế) cho cả trẻ. 

  • Dinh dưỡng hợp lý: Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đủ chất, hợp vệ sinh cho trẻ 

  • Tăng cường bổ sung đề kháng bằng những thực phẩm, sản phẩm chứa vitamin C, betaglucan để bé có một hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây bệnh 

  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin cho trẻ (ho gà, uốn ván, cúm, covid,...) 

  •  Khi thời tiết chuyển lạnh: Mẹ trang bị quần áo ấm cho bé, khăn, mũ, bịt tai để trẻ không bị cảm lạnh.

  • Cảnh báo: Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi xuất hiện triệu chứng như sốt cao, uống hạ sốt không đỡ, ho không sứt, nôn kéo dài, tiêu chảy nặng hoặc có dấu hiệu biến chứng tai, phổi, tiêu hóa, mắt,...
    Xem thêm: 7 cách tăng cường miễn dịch ở trẻ sơ sinh

Trên đây là những thông tin tình trạng trẻ bị viêm đường hô hấp trên. Hy vọng bài viết của SiroSwiss mang lại cho mẹ kiến thức bổ ích cho mẹ chăm con.

SiroSwiss hân hạnh đồng hành cùng ba mẹ trong chặng đường nuôi con khôn lớn. 

 
Mẹ muốn tìm hiểu thêm

NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP